3 cấp độ bệnh tay chân miệng trẻ cần quan tâm

Nếu trẻ bị sốt, điều trị bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần. Mỗi lần uống cách nhau 6h. Thuốc có thể mua tại các nhà thuốc hoặc trong bệnh viện.

Bệnh tay chân miệng trẻ em thường xuất hiện vào mùa Hè và dễ dàng bùng phát thành dịch nếu ba mẹ không sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Khi nhắc tới bệnh tay chân miệng trẻ em là nhắc đến một trong những nỗi lo dịch bệnh lớn trong mùa Hè của các bà mẹ có con là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được phát hiện sớm.


Hiểu về bệnh tay chân miệng
Thời điểm xảy ra bệnh: Bệnh xảy ra cả năm nhưng thường bùng phát vào mùa Hè, thời điểm từ tháng 4-6 và những tháng cuối năm, lúc giao mùa từ 10-12. Những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém tạo điều kiện tốt nhất để mầm bệnh phát triển.
Đối tượng: Không chỉ riêng trẻ em, người lớn cũng có thể mắc bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên mức độ tổn thương thường không đáng kể. Trẻ em, đặc biệt là trẻ sau sinh vài tháng có sức đề kháng kém khi gặp bệnh có tể gây nên những vết loét trong miệng, trên bàn tay, chân, thậm chí ở mông.
bệnh tay chân miệng trẻ em
Bệnh tay chân miệng trẻ em rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch
Thời gian lành bệnh: Bệnh có thể kéo dài một tuần hoặc lâu hơn tùy sức đề kháng và khả năng phục hồi của từng người.
Nguyên nhân: Tay chân miệng là bệnh do các virus thuộc nhóm Enterovirus mà chủ yếu là Coxsackie gây ra. Đặc biệt nếu trẻ nhiễm virus Enterovirus 71 thì nguy cơ gặp biến chứng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi,… dẫn đến tử vong là rất cao.
Cơ chế lây lan: Đây là bệnh lây lan nhanh qua đường miệng khi trẻ lành vô tình nuốt phải các phân tử nước bọt hoặc nước mũi chứa virus của trẻ bệnh được phát tán trong không khí. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ mắc bệnh nếu chạm tay vào những đồ vật đã “dính” virus, sau đó đưa tay vào miệng. Như vậy, chỉ cần trong lớp học hoặc khu phố có một bé bị tay chân miệng và bé hắt hơi hoặc ho, khả năng các trẻ xung quanh bị lây bệnh là rất cao.
Dấu hiệu đặc trưng: Nổi nốt hồng ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng, đầu gối, mông, hay nổi rải rác ở những vị trí khác trên cơ thể nên rất dễ nhầm lẫn bệnh tay chân miệng với vài bệnh khác như dị ứng da, nhiễm trùng da…
Mẹ lưu ý, bệnh không liên quan đến virus gây viêm da như lời truyền miệng. Bệnh chỉ do Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16.

Trong quá trình mang thai, nếu chẳng may mẹ bầu bị mắc các bệnh do virus như sởi, thủy đậu… thì có khả năng thai nhi cũng sẽ bị nhiễm virus. Những “khách không mời” này có thể xâm nhập và gây hại cho thai nhi thông qua nhau thai
3 cấp độ bệnh phổ biến
Nếu trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 hoặc 2 thì gia đình có thể yên tâm điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Cấp độ 3 là thể nặng và bắt buộc phải điều trị tại bệnh viện.
Cấp độ 1: Ở mức độ này, các tổn thương bệnh gây ra cho bé không nhiều. Dấu hiệu cơ bản là những nốt mụn nước trên miệng và da.
Hướng điều trị: Khi phát hiện các triệu chứng, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và điều trị tại nhà. Lưu ý đảm bảo những điều sau:
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, với trẻ đang bú sữa mẹ phải cho trẻ bú đầy đủ.
Nếu trẻ bị sốt, điều trị bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần. Mỗi lần uống cách nhau 6h. Thuốc có thể mua tại các nhà thuốc hoặc trong bệnh viện.
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Tái khám theo yêu cầu của bác sĩ.
Cấp độ 2: Ở cấp độ này, các triệu chứng của trẻ biểu hiện ở hai trường hợp khác nhau.
Trường hợp 1: Trẻ thường xuyên giật mình dưới 2 lần/30 phút và sốt cao trên 39 độ liên tiếp ngày kèm nôn, trớ, khóc đêm không ngủ…

Giúp trẻ tạo thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, vệ sinh sẽ hạn chế nguy cơ bị bệnh
Trường hợp 2: Trong trường hợp này cơ thể trẻ có thể có thể cùng xảy ra các triệu chứng như: Giật mình trên 2 lần/30 phút kèm mạch nhanh, sốt cao không khỏi, ngủ gà… Hoặc trẻ chỉ có một trong số các triệu chứng: Run chân tay, đi lại không vững, giật mắt, hay bị sặc…
Hướng điều trị: Mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám điều trị ở bệnh viện để bác sĩ theo dõi biễn biến của bệnh và điều trị kịp thời. Với trường hợp trẻ sốt cao liên tục, có thể sử dụng kết hợp với ibuprofen 10-15 mg/kg/lần.
Cấp độ 3: Đây là cấp độ nguy hiểm nhất, cấp độ quá trình điều trị phức tạp và nhiều rủi ro nhất. Ngoài các triệu chứng như cấp độ 1&2 trẻ có có dấu hiệu như mạch nhanh trên 170 lần/phút hoặc mạch rất chậm, đổ mồ hôi nhiều dù trời không nóng, thở nhanh, thở bằng bụng, hơi thở nông, thanh quản rít, khò khè liên tục…
Hướng điều trị: Trẻ đã bị nhiễm khuẩn nặng và bắt buộc phải điều trị tại bệnh viện.
Bệnh tay chân miệng trẻ em là bệnh lý không quá nguy hiểm nếu như mẹ hiểu đúng, phát hiện sớm và điều trị ngay.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *