Sự thật về chứng bàn chân bẹt ở trẻ em hiện nay

Hội chứng bàn chân bẹt nếu không được can thiệp có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể, gây nên những căn bệnh nghiêm trọng như: đau,

Hội chứng bàn chân bẹt là gì?
Hội chứng bàn chân bẹt khá phổ biến trên thế giới, tại nước ta thì tình hình trẻ em mắc phải tật này rất cao, nguyên nhân chủ yếu đến từ thói quen sinh hoạt hay di truyền từ cha mẹ sang con. Trẻ mắc chứng bàn chân bẹt có lòng bàn chân phẳng lì, không có hình vòm như bình thường. Khi đi lại, chạy nhảy chân của trẻ nghiêng vào trong nhiều, xương cẳng chân xoay theo những di chuyển. Điều này khiến cấu trúc bàn chân của trẻ biến dạng, trẻ đi chạy nhảy không vững và hay té ngã. Và mẹ thường nghe trẻ ca thán về việc đau bàn chân, mắc cá chân hoặc đầu gối. Ba mẹ cần đặc biệt chú ý lắng nghe và quan sát trẻ để kịp thời phát hiện và giúp bé cưng điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu nhận biết hội chứng bàn chân bẹt
Bàn chân trẻ sinh ra đều không có vòm, vậy nên ba mẹ cũng đừng quá lo lắng khi thấy con mình có bàn chân phẳng lì nhé. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3, vòm bàn chân mới bắt đầu được hình thành. Từ 3 tuổi trở lên, vòm bàn chân sẽ ngày càng được định hình rõ hơn.
Nếu sau 3 tuổi mà ba mẹ vẫn thấy bàn chân trẻ phẳng lì, trẻ khó khăn trong việc di chuyển, chạy nhảy, ba mẹ hãy chú ý đến những biểu hiện sau của bé nhé:
Lòng bàn chân trẻ không có hình vòm như bình thường
Trẻ dễ bị té ngã, tỏ ra vụng về trong việc chạy nhảy, chơi thể thao hơn các bạn đồng lứa khác.
Khi di chuyển, ba mẹ dễ dàng nhận thấy chân trẻ có dấu hiệu biến dạng, nghiêng vào trong.
Bé thường xuyên nói với ba mẹ về cảm giác đau ở bàn chân, mắt cá chân hay đầu gối.

Với bất kỳ dấu hiệu nào ở trên xuất hiện cũng có thể bé đã mắc hội chứng bàn chân bẹt. Ba mẹ có thể kiểm tra bàn chân bé ngay tại nhà bằng thử nghiệm đơn giản sau:
Cách 1: Làm ướt bàn chân của bé bằng nước trắng hoặc nước có màu thì càng cho kết quả rõ. Sau đó yêu cầu bé đặt bàn chân ướt in lên tờ giấy trắng, tờ bìa hoặc bề mặt có thể nhìn rõ vết in. Nếu hình in có 1 khoảng trống nhỏ (phần vòm) thì ba mẹ yên tâm là bé phát triển bình thường, còn nếu hình in cả bàn chân của bé thì khả năng cao là bé đã mắc hội chứng bàn chân bẹt.
Cách xác định bàn chân dẹt tại nhà
Cách kiểm tra bàn chân bẹt tại nhà đơn giản
Cách 2: Ba mẹ dùng trực tiếp ngón tay của mình đặt xuống dưới gan bàn chân của bé khi bé đứng trên mặt phẳng. Nếu các ngón tay không thể luồn vào gan bàn chân thì có thể bé đã mắc hội chứng bàn chân bẹt.
Hội chứng bàn chân bẹt nếu không được can thiệp có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể, gây nên những căn bệnh nghiêm trọng như: đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa các khớp gối, lưng, cổ khi còn trẻ. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái (ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên), gai gót chân, viêm cân gan chân… Sự lệch trục do bàn chân bẹt cũng khiến cơ thể mất cân bằng và ảnh hưởng đến các hoạt động đi, lại, chạy, nhảy của bé yêu….
Phương pháp điều trị bàn chân bẹt
Khi thấy con có dấu hiệu của hội chứng bàn chân bẹt, ba mẹ nên đưa con đến ngay các trung tâm điều trị chuyên khoa chỉnh hình bàn chân càng sớm càng tốt nhằm phát hiện sớm và kịp thời can thiệp. Trẻ em độ tuổi từ 3-8 tuổi đang trong giai đoạn phát triển vòm bàn chân vì thế đây chính là thời điểm vàng cho việc điều trị bàn chân bẹt hiệu quả hơn. .
Phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ – ACC với hương pháp chỉnh hình bàn chân giúp trẻ điều chỉnh tật bàn chân, mang đến một cuộc sống bình thường, không bị hạn chế trong các hoạt động, là một trong những địa chỉ điều trị hiệu quả và uy tín được các mẹ chia sẻ với nhau mà mẹ có thể yên tâm chọn cho bé yêu nhà mình.

Với đội ngũ bác sĩ nước ngoài giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng việc trang bị những công nghệ định vị và đo độ dày bàn chân Cad-Cam hiện đại của Thụy Sỹ, phòng khám ACC cung cấp cho trẻ bị bàn chân bẹt những đế chỉnh hình bàn chân phù hợp, giúp định hình lại cấu trúc bàn chân.

Đế chỉnh hình của phòng khám ACC được thiết kế riêng theo từng số đo bàn chân để đảm bảo kích thước phù hợp với bàn chân trẻ và mang lại kết quả tốt nhất. Đế chỉnh hình được đặt trong giày nên ba mẹ có thể yên tâm rằng bé con sẽ luôn cảm thấy thoải mái trong quá trình điều trị.
Ngoài ra, khi kết hợp với một đôi giày tốt hỗ trợ nâng đỡ chân cho trẻ thì quá trình điều trị bàn chân bẹt sẽ càng hiệu quả hơn. Vừa qua ACC cũng cho ra các sản phẩm giày cho trẻ em, đáp ứng được nhu cầu tìm giày cho ba mẹ.

Bàn chân đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể. Dị tật bàn chân bẹt có thể dẫn đến những căn bệnh khác như vẹo cột sống, viêm khớp, thoái hóa khớp, giảm khả năng vận động. Việc điều trị sớm và điều trị tại cơ sở uy tín sẽ giúp trẻ khắc phục dị tật bàn chân bẹt. Ba mẹ hãy quan sát và cho con đi kiểm tra ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường nhé!

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *